Giỏ hàng

Da bị cháy nắng có trắng lại được không? Cách chữa da bị cháy nắng

Da là bộ phận chiếm diện tích nhiều nhất trên cơ thể người. Là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại từ mặt trời, vi khuẩn và môi trường. Dù vậy, da cũng sẽ tổn thương nếu bị tác động quá nhiều hay quá lâu. Cháy nắng là vấn đề da thường gặp tại các phòng khám da liễu. Rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Có thể phục hồi làn da cháy nắng không? Da bị cháy nắng có trắng lại được không? Cách trị da bị cháy nắng? Cách chữa cháy nắng da mặt?

 

Xem thêm: Mách bạn 5 cách chăm sóc da sau tắm trắng tiêu chuẩn

Da bị ăn nắng là như thế nào?

Da bị ăn nắng là như thế nào?

Da bị ăn nắng còn được biết đến với nhiều cách gọi như da bị cháy nắng, da bị bỏng nắng hay da bị bắt nắng. Da bị ăn nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tác hại của tia UV ( tia cực tím) phát ra từ  mặt trời. Cháy nắng xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè. Đây là thời điểm nắng nóng liên tục và nền nhiệt cao, tia UV mạnh. 

Da càng tiếp xúc với ánh nắng mạnh và trong thời gian dài sẽ khiến da bị tổn thương. Đặc biệt các vùng da mỏng như da mắt, cổ,... Hoặc vùng da tiếp xúc trực tiếp mà không được che phủ như bàn tay, cẳng tay, bàn chân,...

Dấu hiệu da bị cháy nắng

Da chuyển màu đỏ, đỏ tím, sạm, khô ráp. 

Xuất hiện lớp da mụn li ti, xuất hiện nếp nhăn mờ do đứt gãy collagen, teo sợi Elastin. Trường hợp nặng da sẽ phồng rộp, mụn nước, có thể chảy máu hoặc có mủ. 

Ngoài ra các triệu chứng toàn thân khi da cháy nắng: Chóng mặt, buồn nôn, khát, mệt mỏi,...

Da bị cháy nắng có trắng lại được không?

Với các câu hỏi liên quan như: về da mặt bị cháy nắng có trắng lại được không? Câu trả lời là có, nhưng trắng như thế nào thì còn tùy thuộc vào cách chăm sóc da của bạn. 

Da bị cháy nắng có trắng lại được không?

Cháy nắng là phản ứng của da khi tiếp xúc lâu với ánh nắng có cường độ cao, khiến da tiếp xúc với mức độ cao của tia cực tím (UV). Sau khi bị cháy nắng, da trở nên đỏ, đau và nóng khi chạm vào.

Tiếp xúc nhiều lần với tia UV mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị thương. Nếu bạn không thực hiện các bước bảo vệ da, chẳng hạn như thoa kem chống nắng, mặc quần áo dài, ô và đội mũ. Dễ dẫn đến hình thành các vết thâm trên da, bề mặt da khô, nhăn và thô ráp. Tia cực tím cũng là nguy cơ ung thư da.

Da có sắc tố melanin quyết định màu da. Sắc tố melanin có nhiệm vụ hấp thụ những tia cực tím có hại với cơ thể. Càng nhiều melanin da sẽ càng sẫm màu. Khi da tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế làm tăng sắc tố melanin để bảo vệ da.

Đây là lý do tại sao chúng ta sạm da khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để làm trắng da bị cháy nắng, cần có các biện pháp tác động vào da, làm giảm hàm lượng melanin. Đồng thời tái tạo lớp màng bảo vệ da, giúp da không bị mất nước.

Da bị cháy nắng có phục hồi được không? 

Da là một bộ phận có khả năng tái tạo tương đối lớn. Da hoàn toàn có khả năng phục hồi lại mà không cần thiết phải dùng thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày sẽ khó khăn hơn và cần kiên trì hơn. 

Cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày

Dưới đây là những cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày mà bạn nên biết:

Vệ sinh vùng da bị cháy nắng và bổ sung nhiều nước

Vệ sinh và cung cấp độ ẩm cho da bị cháy nắng

Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp đầu tiên bạn phải thực hiện khi phát hiện da bỏng nắng. Điều này giúp da được làm mát và giảm cảm giác bỏng rát cho da. Cũng như tránh tình trạng nhiễm trùng cơ hội do da tổn thương do cháy nắng.

Bòng da, da cháy nắng khiến tế bào mất nước, mất độ căng bóng vốn có. Vì vậy bổ sung nước là cách trị da bị cháy nắng vừa đơn giản vừa hiệu quả. Khuyến cáo ngày nên uống từ 2-2,5 lít nước trong quá trình điều trị da cháy nắng.

Bôi các sản phẩm gel dưỡng ẩm làm dịu da

Gel nha đam là nguyên liệu được khuyên dùng để chữa da bị cháy nắng. Trong nha đam có chứa các hoạt chất giúp phục hồi da bị cháy nắng. Nhờ tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da tạo điều kiện để da nhanh chóng phục hồi. Bạn có thể dùng gel nha đam dưỡng ẩm có sẵn hoặc tự làm tại nhà. Nha đam cần được cắt bỏ sạch vỏ, ngâm rửa sạch hoàn toàn mủ. 

Lưu ý bước này hết sức quan trọng nhé vì nếu gel nha đam không sạch có thể kích ứng da nhé. Phần nha đam nên được xay nhỏ đắp trực tiếp vùng da cháy nắng. Massage nhẹ nhàng trong 15-10 phút sau đó rửa sạch da với nước. Cần thực hiện 3-4 lần một tuần để có hiệu hiệu quả tốt nhé.

Làm dịu da cháy nắng bằng sữa tươi

Làm dịu da bị cháy nắng bằng sữa tươi

Thành phần vitamin và khoáng chất trong sữa tươi sẽ hỗ trợ tốt cho làn da bạn. Chúng giúp da phục hồi tổn thương thâm, sạm trở nên mềm mịn và trắng hơn. Sữa tươi thực sự hiệu quả cho mọi loại da, đặc biệt trong quá trình phục hồi da so cháy nắng. Đây là cách trị da cháy nắng đơn giản mà bạn cần biết.

Mật ong chữa cháy nắng hiệu quả

Mật ong là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng cho chữa da bị cháy nắng. Các thành phần tự nhiên trong vitamin và dưỡng chất giúp dưỡng ẩm và phổi phục làn da tổn hại do cháy nắng. Thêm nữa là tác dụng kháng viêm, giảm đau rát da nhanh chóng. 

Cách sử dụng vô cùng đơn giản. Thoa đều lên vùng da cháy nắng, massage trong 15-20 phút và rửa lại bằng nước mát. Có thể kết hợp thêm chung với tinh bột nghệ hoặc sữa tươi để tăng hiệu quả điều trị nhé.

Xem thêm: Bí kíp chăm sóc da trước khi đi ngủ

Trên đây là những cách trị da bị cháy nắng đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn cần tư vấn giải pháp phục hồi làn da cháy nấng nhanh và hiệu quả? Liên hệ ngay Viện thẩm mỹ Liên Anh để được hỗ trợ tư vấn liệu pháp và sản phẩm phù hợp nhé!

Đối với cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày bạn cần phải kiên trì da mới có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với trường hợp da bị bỏng nắng nặng. Khi da cháy nắng nặng nề, do phồng rộp, ửng đỏ. Cộng với các triệu chứng toàn thân như chóng mặt, buồn nôn nhiều. Trường hợp đó khuyên bạn cần tìm đến trung tâm da liễu, phòng khám da uy tín để được xử trí kịp thời nhé. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Viện thẩm mỹ công nghệ cao Liên Anh

Địa chỉ: 26A Nguyễn Thị Minh Khai, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 02363828865

Email: lienanhcnb@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thammyvienLienAnh