Giỏ hàng

Rạn da chân là gì? Cách trị rạn da bắp chân

Rạn da ở cẳng chân thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, trẻ vị thành niên hoặc người béo phì. Rạn da chân không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng tạo nên những vệt thay đổi màu sắc khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin. Vậy rạn da chân là gì cũng như nguyên nhân nào gây xuất hiện các vết rạn da trên chân? Có những cách chữa rạn chân, rạn bắp chân hiệu quả nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

 

Xem thêm: Bị rạn da màu đỏ có tự hết? Phải làm sao?

Rạn da chân là gì?

Rạn da chân là gì?

Rạn da ở chân là những vết rạn nhỏ khác màu hình thành trên da chân. Chúng có thể có màu trắng, hồng, nâu đỏ hoặc nâu sẫm nhìn khác biệt so với vùng da lành xung quanh. Là hậu quả của sự căng giãn các tế bào da một cách đột ngột khiến cho các sợi liên kết và collagen trong mô dưới da bị đứt gãy. Do đó xuất hiện các vết da không đều màu với vùng da xung quanh. Chúng khiến làn da trở nên mất thẩm mỹ và làm cho nhiều người mất tự nhiên, không dám mặc quần đùi hay những chiếc váy ngắn gợi cảm.

Thực tế, rạn da chân có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể. Chẳng hạn như bắp chân, đùi, khuỷu chân, mông, hông... Vết rạn ở bắp chân là vị trí thường gặp rạn da nhiều nhất.

Nguyên nhân rạn da ở bắp chân

Những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rạn da ở bắp chân bao gồm:

  • Tăng cân đột ngột không cho da giãn nở và thích nghi. Các sợi mô liên kết dưới da bị đứt gãy gây ra các vết rạn hay trên được gọi là nứt thịt ở bắp chân.
  • Tập thể dục quá sức hoặc không phù hợp cũng là nguyên nhân phổ biến gây rạn da. Các vị trí phổ biến nhất là đùi, bắp chân và thậm chí cả đầu gối.
  • Rạn da chân tuổi dậy thì do chiều cao và cân nặng của cơ thể tăng nhanh ở lứa tuổi dậy thì.
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng dễ bị rạn da ở cẳng chân do tăng cân. Ngoài ra, khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến da yếu và kém đàn hồi nên nguy cơ rạn da rất cao. Có tới 90% phụ nữ bị rạn da trên các bộ phận khác nhau của cơ thể khi mang thai, bao gồm cả vùng bắp chân.
  • Sử dụng corticosteroid lâu dài cũng làm tăng nguy cơ rạn da ở bắp chân ở một số bệnh nhân.

Chân bị rạn đỏ và rạn trắng ở chân

Màu sắc của vết rạn có thể thay đổi và khác nhau tùy theo cơ địa và sắc tố da của mỗi người. Bị rạn da chân đỏ và trắng là loại thường gặp nhất. Vậy hai loại rạn chân này có đặc điểm gì?

Chân bị rạn da đỏ

Chân bị rạn da đỏ

Cơ chế hình thành các vết rạn đỏ này là do sự đứt gãy của elastin và collagen trong cấu trúc của da khiến da bị rạn và dài ra. Thời gian hình thành: thời gian ngắn, mới.

Vậy vết rạn đỏ trên da chân có chữa được không? Trị rạn da đỏ chân không khó vì tình trạng da rất tốt, ít tổn thương và có thể mờ đi.

Chân bị rạn da trắng

Chân bị rạn da trắng

Về cách thức hình thành, vết rạn da màu trắng tương tự như vết rạn da màu đỏ ở chân. Tuy nhiên, có sự khác biệt về thời gian hình thành của hai loại rạn da này. Các vết rạn da có thể có màu tím, hồng hoặc đỏ khi các vết thương mới xuất hiện và các vết sẹo có thể chuyển sang màu trắng theo thời gian.

Rạn da trắng ở chân khó điều trị hơn rạn da đỏ. Vì rạn da màu trắng là “già nhất”, “cứng đầu” và khó khắc phục nhất.

Rạn da chân có chữa được không?

Rạn da nói chung và rạn chân nói riêng là bệnh da lành tính. Hoàn toàn có thể điều trị khỏi và không tái phát nếu chúng ta hiểu đúng về bệnh cũng như có giải pháp chăm sóc da tốt. 

Do đó, các bác sĩ khuyên người bị rạn da nên thường xuyên tẩy tế bào chết, thoa kem dưỡng ẩm cho da, sử dụng các loại kem chống rạn da giúp phục hồi cấu trúc da.

Xem thêm: Vết rạn da là gì? Nên làm gì để hết rạn da?

Cách trị rạn da chân, rạn da bắp chân

Cách trị rạn da chân, rạn da bắp chân

Có nhiều cách trị rạn da chân, bắp chân. Hiệu quả với trường hợp bắp chân có vết rạn tùy thuộc mức độ rạn da và phương pháp. 

Đối với bị rạn ở chân lâu năm, cách hết rạn chân sử dụng các phương pháp hiện đại hơn. Trong đó, laser mang lại hiệu quả điều trị cao được nhiều khách hàng lựa chọn. Nếu bạn còn thắc mắc về phương thức điều trị này tiến hành như thế nào. Theo dõi quy trình trị rạn chuẩn y khoa được áp dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở thẩm mỹ da liễu:

Bước 1: Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra kỹ tình trạng rạn da. 

Nắm rõ thói quen chăm sóc da của khách hàng và phác đồ điều trị rạn da đã áp dụng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Bước 2: Làm sạch vùng rạn da cần điều trị

Làm sạch sau đó tiến hành gây tê cục bộ khoảng 30 phút (nếu là lăn kim). Nếu lựa chọn điều trị bằng laser có thể bỏ qua bước ủ tê.

Bước 3: Y tá lau sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý

Sát trùng vùng da bằng dung dịch sát khuẩn rồi chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ để tiến hành trị rạn da an toàn cho bạn.

Bước 4: Bác sĩ da liễu thực hiện lăn kim hoặc dùng tia laser 

Laser với mức năng lượng phù hợp tác động lên vết rạn. Kết hợp với kem trị rạn da tại chỗ hoặc huyết thanh giàu tiểu cầu để kích thích sản sinh tế bào mới tức thì

Bước 5: Sau khi điều trị rạn da nghỉ ngơi 15 p

Khách hàng nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút, nghe bác sĩ hướng dẫn chăm sóc da tại nhà.

Liên hệ ngay Viện thẩm mỹ Liên Anh để được hỗ trợ tư vấn hợp lý, an toàn, hiệu quả nhất. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Viện thẩm mỹ công nghệ cao Liên Anh

Địa chỉ: 26A Nguyễn Thị Minh Khai, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng

📲 Hotline 1: 0236 888 9968
📲 Hotline 2: 0336 525 537 

☎️ Lễ tân: 02363 828 865

Email: lienanhcnb@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thammyvienLien